Dự án DWP5C
Hò ơ, đem nhựa lên bờ, cho thêm cá dưới biển. 
Brand Identity
Printing Design
Illustration
HÒ Ơ, ĐEM NHỰA LÊN BỜ ...
 
Những thay đổi dù nhỏ trong môi trường đều ảnh hưởng đến sinh hoạt và cả sinh kế của con người. Rác từ đất liền sẽ dồn về biển. Tình trạng chung của biển bây giờ là mỗi chuyến đi biển về, các tàu thuyền dễ gặp rác hơn gặp cá. 


Hiểu rõ điều này, chính quyền và người dân Bình Định nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội. Cứ 100 tấn chất thải rắn thì khoảng 68.5 tấn trong số đó sẽ được các xã, huyện thu gom xử lý.


Từ điển hình này, UNDP triển khai dự án DWP5C giai đoạn 2 để lan tỏa tác động của việc thu gom, phân loại rác thải, vì một Bình Định tươi đẹp, phát triển bền vững hơn.
Cùng “người hùng thời đại mới”, gom rác về MRF

MRF, cơ sở thu gom phế liệu là điểm quan trọng để giải bài toán phân loại và quản lý rác thải. Hoạt động theo cơ chế kết nối cộng đồng, MRF Bình Định đặt mục tiêu cuối là nâng cao sức ảnh hưởng của nhóm lao động phi chính thức, ngư dân và người thu mua ve chai, truyền cảm hứng và trao cho họ những hỗ trợ thiết thực để nối dài những cánh tay chung sức giảm rác cho thành phố. 

Từ điểm đặc biệt này của dự án, RIO đề xuất hình ảnh nhận diện và truyền thông lấy con người làm trung tâm. “Người hùng thời đại mới” là cách chúng tôi gọi để tôn vinh họ, những người đứng đầu tại chiến tuyến giảm rác, trở thành hình ảnh đại diện trên logo của MRF. Chúng tôi đưa sự tôn vinh vào những nét thiết kế ấn tượng, hình khối vững vàng, thể hiện con người nổi bật trên nền nhà máy MRF.

Những lao động phi chính thức, những anh, chị công nhân xử lý rác vốn không mấy được để ý giờ được đưa lên phía trước như những người đi đầu, truyền cảm hứng để tất cả cùng chung tay phân loại, thu gom rác về MRF. 

Bởi “Rác về MRF, rác thành tài nguyên".
 


Quyết định số phận mới cho rác
 


Ngày trước chưa có hướng dẫn phân loại rác cụ thể, hành vi thu gom rác của người dân hầu hết là tự giác, tự phát. Sự khác biệt của “rác vô cơ”, “rác hữu cơ”, “rác có thể tái chế được” vẫn chưa được truyền tải rõ ràng tới mọi người. Một bản hướng dẫn được tạo ra để cải thiện tình trạng này, bao gồm các quy định phân loại chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi để người dân có nhận thức đầy đủ và làm quen dần với việc phân loại rác đúng cách.

Dự án hiển thị trong sinh hoạt của người dân Bình Định nên thiết kế cũng gắn với đời sống thực tiễn với phong cách minh hoạ tả thực - có nghĩa là chậu nhựa, găng tay, bóng đèn, nhiệt kế, hay thùng rác... trên bản vẽ  giống với chậu nhựa, găng tay, bóng đèn, nhiệt kế, thùng rác người dân tỉnh Quy Nhơn sử dụng. 

Một điểm nhỏ nhưng được làm kỹ, hướng dẫn phân loại rác khi ấy sẽ trở nên trực quan và hoà nhập thực tiễn sinh hoạt hàng ngày.

 
 
 
Từ thùng rác đến một nơi tốt đẹp hơn
MRF Bình Định được thiết kế một hệ thống công nghệ xử lý hiện đại và phù hợp với bối cảnh địa phương để thực hiện sứ mệnh biến rác thải nhựa thành tài nguyên..

Ở giai đoạn đầu triển khai mô hình, một phiên bản minh hoạ sơ đồ xử lý chai nhựa giới thiệu cho người dân và khách tham quan cơ sở là sản phẩm truyền thông trực quan nhất. Tuy nhiên với một sản phẩm nặng về chuyên môn nhưng dành cho nhóm công chúng đa dạng thì tiêu chí sáng tạo trong thiết kế phải cân đối được tính thẩm mỹ và các quy tắc về thể hiện sơ đồ. Ví dụ, sử dụng khung hình tròn, hình vuông sẽ đại diện ý nghĩa khác nhau, chữ to chữ nhỏ sẽ mang nghĩa phân cấp khác nhau.... 

Hiện tại sơ đồ xử lý chai nhựa đã có mặt tại điểm MRF Bình Định và trên ấn phẩm hướng dẫn gửi đến các đơn vị muốn tìm hiểu thêm về nhà máy. Không bao lâu nữa khi công tác xử lý đi vào ổn định, MRF sẽ đón khách tham quan đến trải nghiệm trực tiếp hoạt động của nhà máy.
 

Ngôi nhà kết nối những cánh tay xanh


Bắt đầu từ một chai nhựa bị vứt bỏ trong giỏ xe đạp, hành trình Bottle-to-Bottle chuyển sinh số phận mới từ rác nhựa không còn sự sống thành một chai nhựa có sự sống mới được chúng tôi hình tượng hóa thành rải tranh minh họa vẽ tay sinh động, mang đến một diện mạo cảm hứng cho MRF tại Bình Định. 

Lấy cảm hứng từ sự phong phú về văn hoá và bản sắc của con người mảnh đất biển, chúng tôi sáng tác những ngôn từ truyền thông giàu tính nghệ thuật giao thoa với những bài hát, bài ca dao vốn có để cộng hưởng cùng những thiết kế mang phong cách cổ động nhẹ nhàng, gắn liền với tính cách của người dân đất võ hào hùng, mang đến một diện mạo tràn đầy sức sống tại MRF. 

Sức sống ấy được lan tỏa đến những người công nhân làm việc trong nhà máy, các anh, chị lao động thu gom rác, và rộng hơn là tất cả người dân Bình Định để từ việc nhỏ là phân loại, thu gom rác hàng ngày có thể chung tay bảo vệ môi trường, biến rác thành tài nguyên.

 





"Mang rác nhựa lên bờ
cho thêm cá dưới biển"




"Chai nhựa rác nhựa muôn nơi
Không đem tái chế đời đời rác chôn"




"Đồng nát sắt vụn bán đi
Rác về MRF rác thành tài nguyên"



"Bình Định có hòn Vọng Phu
Có đầm Thị Nại có Cù Lao Xanh
Em phân loại rác cùng anh
Chung tay xử lý rác thành tài nguyên"



 
BẠN CẦN Thiết kế logo và bộ nhận diện
THƯƠNG HIỆU?